Quy trình kiểm tra và bảo trì xe cứu hỏa theo tiêu chuẩn quốc tế
Bảo trì xe cứu hỏa – Nhằm đảm bảo xe cứu hoả có thể kịp thời xử lý các trường hợp cháy nổ nguy hiểm xảy đến. Thì cần phải đảm bảo quy trình kiểm tra, bảo trì xe được thực hiện đúng theo định kỳ. Và tất nhiên, nếu công ty hoặc doanh nghiệp mua xe PCCC thì phải thực hiện quy trình này theo đúng giấy tờ pháp lý. Vậy thì quy trình kiểm tra và bảo trì xe cứu hoả theo đúng tiêu chuẩn quốc tế như thế nào? Bài viết dưới đây hãy cùng Hùng Anh Auto đi khám phá chi tiết nhất nhé!
Quy trình kiểm tra, bảo trì xe PCCC theo tiêu chuẩn quốc tế 2024
Trong những năm gần đây, sự cố gây cháy nổ có tỷ lệ gia tăng cực kỳ lớn tại nước ta. Vì thế, nhà nước đã ra quy định mỗi doanh nghiệp, công ty tư nhân cần phải có đủ kiến thức và thực hiện PCCC đúng quy định. Tầm quan trọng của việc kiểm tra, bảo trì xe cứu hỏa định kỳ mỗi năm rất lớn.
Bước 1: Tiến hành kiểm tra tổng quan xe
Đầu tiên, chủ xe cần phải tiến hành kiểm tra toàn bộ xe của mình:
- Kiểm tra bề mặt bên ngoài nhằm kịp thời phát hiện các vết xước, móp méo hoặc bất kỳ một thiết bị nào bên ngoài có hư hỏng.
- Kiểm tra thông số kỹ thuật gồm: áp suất lốp, mức của dầu, định mức nước làm mát cùng nhiên liệu trong xe.
Bước 2: Check hệ thống máy bơm chữa cháy
Máy bơm chữa cháy chính là bộ phận quan trọng cần phải kiểm tra định kỳ:
- Tiến hành kiểm tra tình trạng của bơm chữa cháy, trong đó gồm cả động cơ cùng hệ thống bơm.
- Đảm bảo rằng áp suất cùng lưu lượng nước khi bơm đạt đúng yêu cầu.
- Kiểm tra, tiến hành làm sạch toàn bộ hệ thống lọc nước và lọc dầu.
Bước 3: Hệ thống hơi
Hệ thống hơi trong xe PCCC cần phải tiến hành kiểm tra định kỳ, để tránh tình trạng bị ùn tắc khí diễn ra:
- Kiểm tra tình trạng của hệ thống xả khí cùng với ống dẫn.
- Đảm bảo rằng không có bất kỳ vật cản trở, sự bịt kín hoặc đường ống bị cong gây cản trở luồng khí thoát ra ngoài.
Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện ở xe PCCC
Chủ xe cần kiểm tra hệ thống điện, đây chính là thiết bị thiết yếu giúp xe hoạt động:
- Kiểm tra hệ thống điện bao gồm cả đèn còi, cảm biến
- Thay thế các bóng đèn hư hỏng hoặc pin yếu.
- Ngoài ra, bạn cần tiến hành xem xét tình trạng của dây cáp, đảm bảo chúng sẽ không bị bung hay gãy ngang.
Bước 5: Hệ thống phun nước
Hệ thống phun nước cần tiến hành kiểm tra các bộ phận như:
- Ống dẫn nước, đầu phun cùng bình chứa nước.
- Xem xét kỹ lưỡng sự cố rò rỉ hoặc nứt nẻ, thay thế các bộ phận bị hư hỏng
- Kiểm tra lại độ mài mòn của ống, đầu phun, nếu cần thiết hãy đổi mới
Bước 6: Thiết bị phụ trợ
Các thiết bị phụ trợ gồm có như là:
- Bình oxy, bình khí nén, bình bọt xịt, bình ni tơ, v.v
- Đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường, có thể áp dụng trong các tình huống khẩn cấp
Bước 7: Kiểm tra bình chữa cháy
- Tiến hành kiểm tra áp suất, trạng thái của bình chữa cháy:
- Hạn sử dụng, nếu hết hạn bạn phải thay bình mới
- Kiểm tra rồi bảo dưỡng van xả, van an toàn cùng các phụ kiện khác của bình chữa cháy
Bước 8: Check hệ thống điều khiển cùng bảng điều khiển
Đảm bảo rằng các công tắc, nút nhấn đèn cùng đèn báo động hoạt động đúng cách. Thay thế các linh kiện nếu như chúng trong tình trạng chập chờn, bị hư hỏng nặng nề.
Bước 9: Hệ thống phanh
- Hệ thống phanh có chức năng giúp xe dừng kịp thời cho các vật cản trước mắt:
- Bơm lại dầu nếu cần thiết
- Kiểm tra độ dày cùng trạng thái của bố thắng, có thể thay thế nếu cảm thấy cái cũ không còn hoạt động tốt
Bước 10: Hệ thống treo và lấp
Trong hệ thống treo, chủ xe cần kiểm tra các thiết bị gồm:
- Áp suất cùng với mặt bánh xe
- Thay thế vỏ lốp xe cũ bị hỏng, cân bằng lại hệ thống treo nếu cần thiết
Bước 11: Kiểm tra hệ thống dẫn động trong xe
- Cần kiểm tra hệ thống dẫn động trong xe để đảm bảo không có bất kỳ lỗi nào xảy ra.
- Thay dầu động cơ, hộp số và dây truyền động định kỳ
Bước 12: Hệ thống cảnh báo, chữa cháy
Với hệ thống cảnh báo cháy, cần bảo trì như sau:
- Kiểm tra, đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống báo còi như còi báo động, hệ thống loa hoạt động ổn định
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống cứu hoả, bao gồm cả bình chữa cháy dự phòng, các thiết bị khác liên quan
Bước 13: Kiểm tra, bảo trì làm sạch xe PCCC
Rửa sạch bề mặt xe PCCC nhằm loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám dính bên ngoài. Chủ đầu tư cần sơn lại tại vị trí các vết xước, vết bong tróc để bảo vệ xe. Từ đó, xe có thể hoạt động tối ưu, kịp thời cấp cứu các trường hợp khẩn cấp khi có hoả hoạn xảy đến.
Bước 14: Ghi chú và báo cáo
Chủ xe cần ghi lại chi tiết quá trình kiểm tra, bảo trì xe định kỳ trong năm. Lập ra bảng báo cáo về phát hiện, những phần thiết bị trên xe đã được thay thế. Cùng với đó là chi tiết công việc đã thực hiện trong quá trình thật cụ thể. Mỗi một doanh nghiệp hay công ty tư nhân đều cần báo cáo cụ thể theo đúng quy định về PCCC.
Hùng Anh Auto – Đơn vị cung cấp xe PCCC có dịch vụ kiểm tra, bảo trì trọn gói
Hùng Anh Auto đang là đơn vị chuyên cung cấp xe PCCC uy tín Top 1 tại thị trường. Chúng tôi mang đến rất nhiều mẫu mã đa dạng cho quý khách lựa chọn. Chưa kể, cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn có mặt sẵn sàng hỗ trợ từ A – Z quy trình mua xe. Đặc biệt, tại đây còn có dịch vụ kiểm tra, bảo trì xe định kỳ theo yêu cầu của khách hàng. Gọi ngay cho Hùng Anh 0904.880.588 để được hỗ trợ trong nhiều tình huống khác nhau nhé!
-
Xe chữa cháy mini: Giải pháp phòng cháy hiệu quả cho khu dân cư
-
Vai trò của xe chữa cháy trong phòng chống cháy nổ tại các khu công nghiệp
-
Ưu điểm nổi bật của xe chữa cháy dùng bọt foam
-
Top 5 mẫu xe chữa cháy nên đầu tư nhất cho doanh nghiệp
-
Những yếu tố cần cân nhắc khi mua xe chữa cháy cho công ty